Thế giới dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe Vinaplaza

Huyết áp cao: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng và điều trị

Tìm hiểu về sự nguy hiểm của bênh huyết áp cao người trung tuổi và người gian trong nhưng năm gần đây ngay cang tăng. Sau đây là triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng và điều trị đối với người mắc bệnh huyết áp cao

 

Trong những năm trở lại đây thì bệnh cao huyết áp ở người già diễn biến rất phức tạp và các ca mắc bệnh tăng lên một cách chóng mặt. Sự nguy hiểm hàng đầu từ bệnh cao huyết áp được nhận định là nằm trong TOP 10 những bệnh nguy hiểm trên toàn thế giới. Cao huyết áp là nguyên nhân gây nên các biến chứng của bệnh tim mạch, đột quỵ, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong nếu như không được so cứ kịp thời. Số người mắc bệnh tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Tuy vậy, điều đáng quan tâm nhất chính là có tới 17% người bị cao huyết áp, hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này.

 

Sau dây là danh sách các triệu chứng thường gặp của bênh cao huyết áp

Sau dây là danh sách các triệu chứng thường gặp của bênh cao huyết áp

 

Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp

 

Nguyên nhân bệnh cao huyết áp thường được xếp vào hai nhóm là nhóm có thể xác định được nguyên nhân và nhóm không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Cũng chính dựa vào nguyên nhân này mà người ta phân loại thành 2 nhóm là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Người bệnh cần phải nắm rõ được nguyên nhân để biết cách phòng tránh kịp thời. 

 

Nhóm nguyên nhân có thể được xác định rõ

 

Có một số trường hợp ( chỉ chiếm khoảng 5-10 %) bệnh nhân bị cao huyết áp là có thể xác định được nguyên nhân. Đó chủ yếu là những nguyên nhân về bệnh lý như:
 

  • Các bệnh về thận: bệnh suy thận, bệnh viêm thận mãn tính, viêm thận cấp….
  • Các bệnh về nội tiết: hội chứng Cushing do bị phình tuyến thượng thận bẩm sinh, bệnh tăng canxi trong máu, bệnh cường giáp…

 

Các bệnh về tim mạch: Đây được cho là một trong những nguyên nhân chính, có liên quan trực tiếp đến bệnh huyết áp. Nguyên nhân chủ yếu là do hẹp một số đoạn quai động mạch hoặc bị hở van động mạch, làm cản trở và co bóp đến quá trình vận chuyển áp lực lưu thông máu ở động mạch. Đối với những người bệnh cao huyết áp là do áp lực máu quá lớn, làm cho tim co bóp mạnh nhất.

 

Ảnh 1: Tăng huyết áp là một trong số các căn bệnh nguy hiểm

 

Các bệnh khác: bệnh tăng hồng cầu, bệnh nhiễm độc thai kỳ, bệnh thần kinh hoặc do một số người thường xuyên dùng thuốc tránh thai, thuốc có chứa corticoid…

 

Nhóm có thể khó xác định được nguyên nhân 

 

Đa số những người mắc bệnh cao huyết áp còn lại thường không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tuy nhiên, bác sĩ thường nhận định một số yếu tố tạo nên mỗi liên quan đối với bệnh như sau: 

 

  • Do yếu tố di truyền: Trong gia đình trước đây từng có người bị cao huyết áp. 
  • Do tuổi tác: bệnh thường xảy ra chủ yếu với đối tượng là người cao tuổi do khi tuổi cao, động mệnh trở nên cứng hơn bởi bệnh xơ cứng động mạch gây ra. 
  • Do chế độ sinh hoạt: ăn quá nhiều muối, hút thuốc lá thường xuyên, béo phì, thừa cân, uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. 

 

Những nguyên nhân chính gây nên bệnh tăng huyết áp

Đối tượng bị bệnh cao huyết áp

 

Có tới 7 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp hiện nay. Điểm chung của nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp này chính là họ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Trong trường hợp, bạn rơi vào những nhóm đối tượng sau, cần phải thường xuyên kiểm tra và phòng ngừa để giúp bệnh sớm được phát hiện.

 

Tuổi già: Về lý thuyết, cao huyết áp có khả năng tác động đến mọi cá thể tại bất cứ độ tuổi, giới tính hoặc quốc tịch nào… Tuy nhiên, như đã nói ở trên, động mạch của người già trở nên ngày càng xơ cứng khiến cho các mạch máu khó có thể lưu thông, làm cho tình trạng cao huyết áp rất dễ có thể xảy ra. 

 

Ảnh 3: Một số đối tượng mắc bệnh cao huyết áp hiện nay

 

Người có tiền sử gia đình: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp có khả năng di truyền đến các thành viên trong gia đình. Nếu như trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ từng bị tăng huyết áp thì khả năng mắc bệnh của bạn cũng khá cao.

 

Lười vận động thân thể: Một lối sống ít vận động thể lực và thân thể sẽ khiến cho bạn có nhịp tim cao hơn, áp lực sẽ đè lên thành động mạch và nguy cơ béo phì sẽ ngày càng tăng hơn.

 

Chế độ dinh dưỡng nhiều muối: Nguồn dinh dưỡng chính là những loại thực phẩm khác nhau, đóng vai trò tiên quyết giúp bạn có một sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh. Nếu như bạn chỉ chăm chăm sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, chất đường, calo và đặc biệt là muối, bạn sẽ rất dễ bị rối loạn chuyển hóa. Về lâu dài, không chỉ mắc bệnh huyết áp, tăng cân mà còn rất nhiều bệnh lý khác. 

 

Người mắc bệnh béo phì: Khi có cân nặng càng cao thì cơ thể cần càng nhiều lượng máu lưu thông hơn để có thể giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và oxy. Sự gia tăng dịch trong cơ thể khiến cho bạn có nguy cơ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

 

Người thường xuyên uổng rượu bia: Những người thường xuyên uổng rượu bia và say thường xuyên sẽ khiến bệnh tăng huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, rượu bia không hẳn là có hại nếu như bạn biết cách tiêu thị một cách lành mạnh, điều độ, huyết áp của bạn vẫn ở ngưỡng cho phép.

 

Nhóm người gốc châu Phi: Chuỗi gen đặc thì của người gốc châu Phi khiến cho họ tăng hấp thụ lượng muối nhiều hơn, tạo nên những yếu tố nguy cơ gây huyế áp hàng đầu. Trên thực tế nghiên cứu cũng cho thấy, các nhóm đối tượng gốc Phi cũng mắc bệnh này sớm hơn khá nhiều so với phần đông dân số.

 

Những biến chứng của bệnh cao huyết áp

 

Những hậu quả và biến chứng của bệnh cao huyết áp gây ra có thể tiến triển ngày một nặng theo thời gian nếu như không được điều trị hợp lý. Theo đó, những biến chứng do căn bệnh này gây ra bao gồm:

 

1. Tăng huyết áp làm tổn thương động mạch: Huyết áp ngày càng gia tăng thì áp lực lên thành động mạch càng lơn, có thể gây nên tổn thương và để lại các mô sẹo, đây chính là một trong những trạm dừng chân lý tưởng của canxi, cholesterol và một số những chất khác tạo nên mảng xơ vữa, khiến hco mạch máu xơ vữa bị thu hẹp lại và độ đàn hồi cũng kém đi. Mảng xơ vữa này là nguyên nhân của một số bệnh lý như: bệnh mạch vành, bệnh mạch ngoại biên.

 

Ảnh 4: Biến chứng về bệnh tim mạch của cao huyết áp

 

2. Biến chứng suy tim: để chống lại được những áp lực do bệnh tăng huyết áp gây ra, tim cần phải hoạt động lâu hơn, gây khó khăn khi bơm máu, hậu quả là dẫn tới bệnh suy tim với một số triệu chứng là suy tim, khó thở, ho khan,.…

 

3. Đột quỵ: chính là biến chứng nguy hiểm nhất từ bệnh cao huyết áp. Cơn đột quỵ thường xảy ra khi một phần não bộ không nhận được đủ lượng máu, lượng oxy cần thiết để giúp duy trì các chức năng, điều này sẽ gây nên những di chứng nặng nề thậm chí là tử vong. Có hai dạng đột quỵ chính là thiếu máu cục bộ và xuất huyết.

 

Ảnh 4: Biến chứng đột quỵ của bệnh cao huyết áp

 

4. Bệnh thận: các mạch máu bị thu hẹp khi nuôi dưỡng cho thận khiến ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận để giúp cân bằng chức năng muối, có thể gây nên tình trạng suy thận.

 

5. Thị lực suy giảm: khi huyết áp tăng cao, các mạch máu cũng như dây thần kinh nhỏ nuôi dưỡng cho mắt có thể bị áp lực, khiến xuất huyết thị lực và làm cho mắt của người bị mờ đi, nặng hơn là mù lòa.

 

6. Tư duy và trí nhớ: Tắc và hẹp mạch máu để nuôi dưỡng não bộ có thể làm ảnh hưởng tư duy, gây nên những vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.

 

Cách sơ cứu và xử lý người bị tăng huyết áp đột ngột

 

Tăng huyết áp đột ngột thường xảy ra không báo trước, do đó, chuẩn bị cách sơ cứu và xử lý người bị tăng huyết áp đột ngột là việc làm cấp thiết. Đầu tiên, để giúp hạ huyết áp, cần phải cho người bệnh uống 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt để giúp điều chỉnh được lượng lipid bị rối loạn trong máu. Ngoài ra, cũng có thể dùng tâm sen sắc với nước sôi để người bệnh hạ huyết áp. Nếu gần cơ sở y tế, tốt nhất nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ. Người nhà có thể thực hiện một số thao tác dưới đây:

 

Vuốt ấm hai vành tai : Dùng ngón trỏ và ngón cái của mỗi bàn tay, vuốt dọc vành tai của mỗi bên, nên vuốt từ trên xuống dưới và thực hiện khoảng 9-10 lần. Cột sống và vành tai là hai điểm khác nhau nhưng lại có phản xạ tương ứng với nhau, do đó, khi đã vuốt ấm vành tai chính là bạn cũng đang tác động vào sống lưng giúp điều hòa dây thần kinh, đồng thời kích thích sự lưu thông khí huyết.

 

Vuốt dọc hai bên mũi: Dùng mỗi bàn tay vuốt dọc một bên mũi, vuốt cả hai bên cùng lúc. Có thể dùng ngón tay trỏ vuốt từ điểm giữa hai chân mày ( ấn đường) xuống dọc theo hai bên mũi, qua khóe miệng, đến tận chót cằm. Nên vuốt nhẹ, chậm và không làm dưới 15 lần để giúp an thần, gián khí, hạ huyết áp.

 

Ảnh 5: Một số cách sơ cứu người người bị tăng huyết áp đột ngột

 

Vuốt dọc hai chân mày: Lấy ngón tay trỏ và giữa, vuốt nhẹ từ từ ấn đường theo đường xương chân mày đến thái dương và ở tận mí tóc tại phía ngoài đuôi mắt. Nên vuốt 10 lần mỗi bên để giúp giải tỏa sự xung huyết tại một số tuyến thượng vị bị tắc nghjexn, làm khí huyết lưu thông và làm giảm áp lực đầu.

 

Ngồi thư giãn hoặc nằm: Để người bệnh ngồi thoải mái, tựa lưng vào ghế hoặc nằm xuống thư giãn, hút thở điều hòa như vậy khí huyết trong lòng bàn chân sẽ lưu chuyển và việc tập trung tư tưởng sẽ khiến cho hiệu quả hạ khí ngày càng cao. Động tác này nên được kéo dài trong khoảng 10 phút.

 

Chăm sóc người cao huyết áp tại nhà: Tăng huyết áp thường là một bệnh mạn tính, có sự tiến triển ngày càng nặng dần, rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu như bệnh nhân không được chăm sóc chu đáo. Do đó, cần phải chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não theo một chế độ chăm sóc đặc biệt:

 

Phương pháp chăm sóc cơ bản: Người nhà cần phải thường xuyên theo dõi sự chỉ dẫn của bác sĩ cũng như dặn bệnh nhân uống thuốc đều đặn, không nên tự ý ngưng hoặc mua thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ bởi đây là căn bệnh cần có sự điều trị suốt đời.

 

Lưu ý : Trong mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp để đo cho người bệnh mỗi ngày 2 lần. Trước khi đo huyết áp, tuyệt đối cần phải để bệnh nhân nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút và ghi vào sổ theo dõi đễ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán tốt hơn.

 

Ảnh 6: Một số cách chăm sóc người bị cao huyết áp tại nhà

 

  • Nên trấn an, động viên, tránh gây nên các yếu tố kích thích cho bệnh nhân. Không nên để họ lo lắng quá độ. 
  • Nếu như bệnh nhân có một số biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, bốc hỏa…nên để người bệnh nằm tại chỗ, đo lại huyết áp và không nên di chuyển vội vã. Gọi ngay bác sĩ nếu nhận thấy đây là dấu hiệu nguy hiểm. 

 

Chế độ ăn uống

 

  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối, ăn nhạt ( chỉ nên ăn <6g muối/ngày), giảm đường, giảm mỡ ( nếu có tiền sử bệnh tiểu đường), hạn chế uống rượu bia. 
  • Nên ăn nhiều các món luộc, giảm các món ăn từ dầu mỡ..
  • Thực hiện ăn nhiều rau quả và trái cây như rau muống, cần tây, cải cúc, nấm hương, cam, bưởi, quýt, táo, đào, nho, dứa…
  • Ngoài ra, nếu như bị bệnh cao huyết áp, cũng không nên ăn quá nhiều lòng đỏ trứng, dầu động vật, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, thụt đỏ, thức uống có gas hoặc các loại bia.

 

Chế độ luyện tập

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bị bệnh cao huyết áp, do đó, người bệnh, có thể thực hiện một số phương pháp rèn luyện và luyện tập như yoga, đi bộ, tập thái cực quyền hay dưỡng sinh… Nên tránh một số loại hoạt động thể chất nặng nhọc như: lặn-khiến tăng huyết áp do bị nín thở, tập tạ- làm cho máu khó lưu thông hoặc hoạt động mạnh như đá bóng, leo núi, bóng bàn…

 

Ảnh 7: Phòng ngừa bệnh cao huyết áp bằng an cung ngưu hoàng hoàn Hàn Quốc

 

Bên cạnh đó, người mắc bệnh cao huyết áp có thể sử dụng thêm sản phẩm Đông y như an cung ngưu hoàng hoàn, hoa đà tái tạo hoàn để giúp huyết áp ổn định. Quan trọng hơn cả là những sản phẩm này còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não rất thường gặp do bệnh tăng huyết áp gây ra.

 

Xem thêm:

 

  • Yêu thích bài viết
  • 1123 lượt xem
Bình luận bài viết
Viết bình luận
order

Khách hàng Anh Dũng số điện thoại: 092342xxx
tại Hà Nội vừa đặt hàng cách đây 10 giây trước

order

Khách hàng Anh Dũng số điện thoại: 092342xxx
tại Hải Phòng vừa đặt hàng cách đây 5 phút trước